Số lượng giải thể doanh nghiệp hiện nay ở Việt Nam khá là lớn, theo Cục Quản lý Đăng ký kinh doanh, số doanh nghiệp gặp khó khăn phải giải thể hoặc ngừng hoạt động trong năm 2013 lên tới 60.737 doanh nghiệp. Tuy vậy, quy trình và thủ tục giải thể doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp nào cũng nắm rõ được. Tại đây TUỆ NGUYỄN LEGAL xin đưa ra một số vấn đề về quy trình giải thể doanh nghệp như sau:
Khi làm hồ sơ giải thể công ty, quý khách hàng cần thực hiện theo những bước sau:
Bước 1: Đăng bố cáo giải thể trên ba số báo liên tiếp;
Bước 2: Nộp công văn xin xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế, gửi Tổng Cục Hải quan ( nếu công ty có đăng kí ngành nghề xuất nhập khẩu) và xin xác nhận Ngân hàng là không có nợ Ngân hàng nếu mở tài khoản tại ngân hàng đó.
Bước 3: Làm việc tại cơ quan thuế nơi công ty kê khai thuế hàng tháng. Sau khi thanh quyết toán thuế xong, công ty nộp hồ sơ giải thể ở cơ quan thuế quản lý gồm:
- Công văn xin giải thể công ty;
- Thông báo về việc giải thể công ty;
- Quyết định + Biên bản họp về việc giải thể;
- Giấy xác nhận không nợ thuế xuất nhập khẩu của Tổng Cục Hải quan đến thời điểm giải thể;
- Báo cáo tài chính;
Bước 4: Khi có kết quả khóa mã số thuế đăng báo giải thể (3 kỳ), tiến hành nộp hồ sơ giải thể tại Sở Kế Hoạch & Đầu Tư nhận thông báo trả dấu tròn (10 ngày)
Bước 5: Trả dấu tại cơ quan Công an .& Nhận giấy thu hồi dấu nộp tại Sở Kế hoạch đầu tư
Sau 7 ngày, doanh nghiệp sẽ nhận được kết quả thu hồi giấy phép kinh doanh tại Sở Kế Hoạch & Đầu Tư nơi doanh nghiệp đã nộp hồ sơ.